Catalogue hay được gọi là ấn phẩm quảng cáo

NHỮNG FONT CHỮ THƯỜNG GẶP TRONG THIẾT KẾ CATALOGUE 

Có thể nói, Catalogue chính là cầu nối mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Để Catalogue có thể gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc, việc lựa chọn font chữ cũng là điều rất quan trọng, bởi nó phải đảm bảo tính thẩm mỹ và tính nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Vậy nên chọn Font chữ như thế nào? Hãy cùng Khai Chấn khám phá những font chữ thường gặp trong thiết kế Catalogue trong bài viết hôm nay nhé!!! 

1/ Helvetica

(ảnh: saigoninan.com)

Là một trong những font chữ phổ biến và được xem là khá an toàn khi bạn muốn sử dụng, bởi font chữ này khá đơn giản, thân thiện nên rất dễ tiếp cận tới người đọc. Mặc dù diện mạo của Helvetica được nhiều designer nhận xét rằng không có gì đặc biệt nhưng Helvetica lại rất phù hợp cho những cuốn catalogue về sản phẩm thời trang hoặc các tờ báo, tạp chí.

2/ Verdana

(ảnh: saigoninan.com)

Đây là một trong những font chữ rất nổi tiếng trong phần mềm soạn thảo Microsoft, đặc điểm của font chữ này cũng khá giống với Helvetica. Verdana mang lại trải nghiệm khá dễ chịu cho người đọc, tạo cho người nhìn có cảm giác mượt mà bởi các góc cạnh của font Verdana không quá gai góc.

3/ Pafacio

(ảnh: saigoninan.com)

Loại font chữ này được gọi là font script (viết tay), đem lại cảm giác mượt mà và sang trọng. Đây là font chữ bạn nên dùng cho headline của Catalogue.

4/ Moon

(ảnh: saigoninan.com)

Moon là font chữ có kích thước mảnh khảnh, không có góc cạnh nên rất phù hợp cho các cuốn catalogue nhiều chữ, đặc biệt là các tạp chí của nhiều tòa soạn báo. Moon có tính thẩm mỹ tốt khi được sử dụng làm tiêu đề lẫn nội dung, loại font này không có góc cạnh nên người đọc cảm thấy dễ chịu hơn.

5/ UTM-Avo

(ảnh: saigoninan.com)

Đặc điểm nổi bật nhất của UTM-Avo là dáng mảnh khảnh, tròn trịa, gây ấn tượng rất tốt cho người đọc. UTM-Avo được sử dụng để làm nội dung cho các cuốn catalogue ở bất kỳ mọi lĩnh vực nào. Font chữ này cũng đủ dạng: Thin – Bold – Italic. Tuy nhiên, người ta vẫn khuyên bạn nên để chế độ Thin khi làm nội dung, để chế độ Bold khi làm tiêu đề.

6/ Montserrat

(ảnh: saigoninan.com)

Montserrat cũng là một trong số những font chữ được sử dụng phổ biến trong thiết kế Catalogue. Tương tự như UTM-Avo, nó cũng có 3 kiểu chữ: Thin – Bold – Italic. Kiểu font chữ này rất phù hợp với các loại catalogue thiên về thời trang, mỹ phẩm.

Với bài viết hôm nay, Khai Chấn hy vọng bạn đã tìm được font chữ phù hợp cho Catalogue của mình. Hãy liên hệ ngay với Khai Chấn khi bạn cần in ấn Catalogue, Brochure… hoặc bất cứ nhu cầu in ấn nào khác nhé!

printingprocess

SO SÁNH IN KỸ THUẬT SỐ VÀ IN OFFSET


Trước đây người ta biết đến in kỹ thuật số là công nghệ in hiện đại và tiên tiến bậc nhất trong các công nghệ in. Tuy nhiên thời gian gần đây, in offset xuất hiện và cũng được xem là công nghệ in tối tân dù chưa được nhiều người biết đến, bởi nó chỉ giới hạn trong giới in ấn và dành cho những người có nhu cầu in lớn. Vậy liệu có sự khác biệt nào giữa hai kỹ thuật in này hay không? Hãy cùng Khai Chấn khám phá qua bài viết hôm nay nhé!!

(ảnh: congthanh.vn)

1/ So sánh về màu sắc bản in

Thông thường in kỹ thuật số phải tùy thuộc vào từng dòng máy mới cho ra màu bản in đẹp hay không. Đối với in offset, do có hệ thống quản lý màu sắc nên thường màu sẽ chính xác hơn.

Tuy nhiên, cả 2 đều có thể gặp lỗi màu sắc không chuẩn so với bản thiết kế bởi vì máy in kỹ thuật số tùy thuộc vào dòng máy in và mực in, còn in offset thì lại bị ảnh hưởng bởi người chuyên gia pha mực và cả các tác nhân khác như: nhiệt độ, môi trường,…  nên dù cùng in 1 máy nhưng có thể ra các mức độ màu sắc có chút khác biệt. Tuy vậy, in offset vẫn được đánh giá là cho ra bản in sắc nét,có chất lượng cao hơn.

(ảnh: colorme.vn)

2/ So sánh về số lượng, kích thước bản in

In offset là kỹ thuật in thích hợp với nhu cầu in ấn trong quảng cáo, tiếp thị hơn bởi kích thước bản in rất lớn lên đến 29’-40’. 

Còn đối với in kỹ thuật số, các bản in kích thước tối đa là 19’-29’ và chỉ in với số lượng bản in nhỏ, vì vậy, kỹ thuật này sẽ thích hợp hơn cho nhu cầu in gọn lẹ, linh động và dễ thay đổi.

3/ So sánh ưu và nhược điểm của kỹ thuật in kỹ thuật số và in offset

3.1/ In kỹ thuật số

Ưu điểm:

  • Thời gian chuẩn bị ngắn, dễ dàng chỉnh sửa nếu xảy ra lỗi thiết kế hoặc màu sắc chưa chuẩn.
  • Ít chất thải ra môi trường
  • Kiểm soát chính xác số lượng bản in cần in, tránh được lãng phí, in dư thừa không cần thiết.

Nhược điểm: 

  • Thời gian in một bản in màu khá lâu, vì phải lần lượt qua các màu mực mới ra bản hoàn chỉnh.
  • Vì in lâu, nên đối với kích thước bản in tối đa nhỏ nên rất bất tiện nếu in với số lượng bản in lớn.
  • Chi phí in so ra sẽ cao hơn in offset.

3.2/ In offset

Ưu điểm: 

  • Chất lượng thành phẩm sau khi in cao.
  • Tiết kiệm chi phí rất nhiều nếu in số lượng lớn, phù hợp với in ấn thương mại.
  • Thời gian hoàn thành rất nhanh nên in được số lượng lớn.

Nhược điểm: 

  • Thời  gian chuẩn bị trước khi in khá lâu.
  • Bản thiết kế phải kiểm tra thật kỹ trước khi in, vì khi in xong nếu sai sót phải hủy số lượng lớn rất lãng phí.
  • Nếu in số lượng ít sẽ đắt hơn vì tốn công sức và chi phí chuẩn bị khuôn mẫu…

matt-vs-gloss-2-e1552988202273

PHÂN BIỆT CÁN MÀNG BÓNG VÀ CÁN MÀNG MỜ TRONG IN ẤN 

Cán màng là một kỹ thuật rất quen thuộc trong in ấn. Có hai loại cán màng thường được sử dụng là cán màng bóng và cán màng mờ, mỗi loại lại có những đặc trưng và ưu điểm khác nhau để chúng ta lựa chọn cho sản phẩm in ấn của mình. 

Cùng Khai Chấn tìm hiểu kỹ hơn về cán màng bóng và cán màng mờ qua bài viết sau nhé!

1/ Cán màng là gì? Vì sao cần cán màng? 

Cán màng là một kỹ thuật gia công bằng cách phủ một lớp mỏng nilon hoặc polyme lên các ấn phẩm in ấn bằng giấy. Lớp phủ này có nhiệm vụ bảo vệ sản phẩm khỏi sự tác động của nước, bụi bẩn…, tăng độ bền cho các ấn phẩm so với các sản phẩm không được cán màng mà vẫn giữ nguyên được độ sắc nét của các chi tiết. 

Trong in ấn, kỹ thuật cán màng có thể được thực hiện bằng nhiệt hoặc kết dính nhưng kỹ thuật sử dụng nhiệt luôn được áp dụng nhiều hơn vì cho ra thành phẩm bền đẹp và chắc chắn hơn. 

(ảnh: inantrangia.vn)

2/ Phân biệt cán màng bóng và cán màng mờ

Cán màng bóng (Gloss Lamination): Ấn phẩm được cán màng bóng sẽ có độ sáng bóng, láng mịn và khả năng bắt sáng tốt. Màng bóng giúp tăng tính thẩm mỹ cho ấn phẩm, đồng thời bảo vệ ấn phẩm không bị trầy xước hay thấm nước, ngay cả khi bị dính bụi bẩn cũng có thể dễ dàng lau sạch. 

Cán màng mờ (Matt Lamination): Ấn phẩm được cán màng mờ sẽ có một cảm giác mờ trên bề mặt, trông kém tươi tắn và không bắt mắt bằng kỹ thuật cán màng bóng. Tuy nhiên, đây được đánh giá là một thành phẩm mang tính sang trọng, thanh lịch nên được rất nhiều người lựa chọn.

3/ So sánh cán màng bóng và cán màng mờ

Màu sắc 

  • Cán màng bóng: Thành phẩm có màu sắc tươi sáng, rực rỡ. 
  • Cán màng mờ: Thành phẩm có màu sắc hơi sẫm hơn cán màng bóng. 

Lớp màng

  • Lớp màng bóng: Chống nước, chống bám bụi, dấu vân tay, dễ dàng lau sạch. 
  • Lớp màng mờ: Dễ bị dính bụi hơn so với cán màng bóng. 

Độ bền 

  • Cán màng bóng: Có mức độ bảo vệ cao. 
  • Cán màng mờ: Dễ bị trầy xước và bong tróc hơn khi sử dụng nhiều. 

Ứng dụng

  • Cán màng bóng: Sử dụng phổ biến trong in decal, tem nhãn, tờ rơi, catalogue, brochure…
  • Cán màng mờ: Vì có hình thức sang trọng, tinh tế nên cán màng mờ thường được dùng trong in ấn name card, túi giấy, catalogue…

Chi phí

  • Cán màng bóng: Có chi phí cao hơn vì thành phẩm có độ bền cao, hình ảnh sắc nét. 
  • Cán màng mờ: Giá thành rẻ hơn cán màng bóng. 

4/ Một số hình ảnh so sánh về cán màng bóng và cán màng mờ

(ảnh: inancoxanh.com)
(ảnh: inancoxanh.com)
(ảnh: inancoxanh.com)
(ảnh: inancoxanh.com)

Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã biết nên dùng kỹ thuật cán màng bóng hay cán màng mờ cho ấn phẩm của mình. Nếu bạn đang cần tìm một địa chỉ in ấn NHANH – RẺ – ĐẸP – UY TÍN tại Thành phố Hồ Chí Minh thì hãy nhanh chóng liên hệ với Dịch vụ In ấn Khai Chấn nhé! Chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng tuyệt đối với những trải nghiệm dịch vụ hoàn hảo nhất mà không nơi nào có được!

xuongi-n-decal-7-mau-gia-re-tai-tphcm

TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ TEM NHÃN 7 MÀU

Tem nhãn 7 màu là một trong những giải pháp phổ biến trong việc nâng tầm nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, đồng thời nó còn có thể giúp chính khách hàng phân biệt sản phẩm thật sự của doanh nghiệp. Bởi vai trò vô cùng quan trọng, tem nhãn 7 màu được doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trên thị trường như một dấu ấn riêng của mình. 

1/ Tem nhãn 7 màu là gì?

(ảnh: xuongintemnhan.com)

Tem 7 màu (hay còn gọi là tem hologram) là một trong các loại tem dán lên sản phẩm được sử dụng công nghệ in ấn đặc biệt nên khi có ánh sáng chiếu vào, mặt tem sẽ tán sắc rực rỡ, lấp lánh như cầu vồng. Thậm chí với mỗi góc độ chiếu khác nhau lại cho ra một sắc độ khác nhau.
Tem 7 màu có tính ứng dụng rất cao bởi tính thẩm mỹ cùng khả năng bảo mật cao, khó làm giả, rất được các doanh nghiệp ưa chuộng và được sử dụng trên hầu hết các sản phẩm, hàng hóa hiện nay.

2/ Cấu tạo của tem nhãn 7 màu 

Tem nhãn 7 màu có 3 lớp chính:

  • Lớp màng nilon: lớp màng bên ngoài này khá mỏng và bóng, giúp cho lớp tem decal bên trong không bị trầy xước. 
  • Lớp decal 7 màu: có màu sắc biến đổi theo các góc nhìn khác nhau, tạo sự khác biệt với các loại tem khác. 
  • Lớp đế: là lớp được dính với lớp decal 7 màu để đảm bảo tem không bị khô hay hỏng. Khi sử dụng, chỉ cần bóc nhẹ lớp đế và dán vào sản phẩm. 

3/ Ứng dụng của tem nhãn 7 màu

Tem 7 màu được sử dụng nhiều nhất vào mục đích dán lên sản phẩm nhằm chống lại các loại hàng hóa được làm giả, làm nhái. Khách hàng thường nhìn vào loại tem này để nhận biết sản phẩm chính hãng. Tem 7 màu có một đặc điểm là một khi sử dụng thì tem sẽ bám chắc đều lên bề mặt các sản phẩm và tự phá hủy nếu nó bị bóc ra để tái sử dụng nên đôi khi nhà sản xuất còn sử dụng nó như một chiếc tem niêm phong và bảo hành cho sản phẩm của mình.

(ảnh: innhatviet.vn)

4/ Công nghệ in tem nhãn 7 màu 

Tem nhãn 7 màu đa phần thường sử dụng phương pháp in khắc bằng laser chứ không sử dụng mực in thông thường để in tem 7 màu. Thông qua máy in phun kỹ thuật số mực dầu, mực sẽ được phun đều lên trên mặt decal 7 màu trơn và các thông tin, hình ảnh thì sẽ được in trên lớp giấy decal này.

5/ Ưu nhược điểm tem nhãn 7 màu 

5.1/ Ưu điểm

  • Được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, không dùng mực in để đảm bảo tem nhãn không bị làm hỏng.
  • Mang tính riêng biệt, không thể sao chép, có đóng góp lớn trong việc đánh dấu thương hiệu trên thị trường 
  • Tem bám chắc đều trên bề mặt các sản phẩm và sẽ tự phá huỷ nếu bóc ra để tái sử dụng.
  • Có độ bền cao nhờ lớp trên cùng của decal là lớp nilon bóng nên tem có khả năng chống nước cực kỳ tốt.

5.2/ Nhược điểm

  • Chỉ có thể sản xuất nhờ công nghệ laser để cho ra sản phẩm chất lượng tốt.
  • Chi phí tốn kém hơn so với các loại tem bình thường. 

Nếu bạn đang có nhu cầu in tem nhãn 7 màu hoặc bất kỳ loại tem nhãn hay ấn phẩm nào khác, hãy liên hệ ngay với Dịch vụ In ấn Khai Chấn để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!

uu-diem-giay-PP

DECAL PP LÀ GÌ? ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA DECAL PP

In decal PP là một trong những công nghệ in ấn hiện đại nhất hiện nay. Công nghệ này thường được áp dụng trong lĩnh vực in poster, tranh ảnh trưng bày trong nhà hoặc ngoài trời. Chắc hẳn chúng ta đều đã nhìn thấy mẫu decal này rất nhiều lần ở khắp mọi nơi, nhưng chỉ không biết cách gọi tên sao cho đúng. Qua bài viết này, hãy cùng Khai Chấn tìm hiểu về decal PP và những ưu điểm, nhược điểm của công nghệ này nhé. 

1/ Decal PP là gì? 

Decal PP là viết tắt của Decal Paper Plastic, đây là một loại giấy rất phổ biến trong in ấn kỹ thuật số với mặt trước phẳng mịn, có màu trắng sữa, mặt sau có thể được tráng một lớp keo hoặc không keo. Mặt trên của decal PP thường được bảo vệ bằng một lớp phủ bóng hoặc mờ sau khi in. 

(ảnh: intriphat.com)

2/ Đặc điểm của decal PP

  • Khổ in: 91cm, 107cm, 127cm, 151 cm; chiều dài từ 30m–50m.
  • Độ dày: 110mg, 120mg, 130mg, 160mg.
  • Độ phân giải: Từ 600Dpi đến 1.200Dpi.

3/ Ưu và nhược điểm của in decal PP 

  • Ưu điểm: Decal PP tạo ra hình ảnh có độ nét cao nên rất được ưa chuộng khi in poster, tranh ảnh…
  • Nhược điểm: Decal PP làm bằng giấy và nhựa nên dễ thấm nước và không thích hợp trong môi trường có độ ẩm cao.

4/ Phân loại decal PP

4.1/ Phân loại theo hình thức

Có hai dạng decal PP phổ biến là có keo và không keo. 

  • In decal PP có keo: áp dụng trong in ấn poster, tranh ảnh, sticker…
  • In decal PP không keo: áp dụng phổ biến trong in ấn standee, bandroll, banner…

4.2/ Phân loại theo mục đích sử dụng

  • In decal PP trong nhà: Decal PP trong nhà thường mang màu sắc tươi sáng, sắc nét, tuy nhiên lại kém bền trong môi trường khắc nghiệt. Vì thế, decal PP thường được bảo vệ bằng một lớp phủ bóng hoặc phủ mờ và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. 
  • In decal PP ngoài trời: Decal PP ngoài trời được in bằng mực dầu, có độ bền cao và khả năng chịu nắng mưa khá tốt. Màu sắc của decal PP ngoài trời rất trung thực nhưng không được sắc nét như decal PP trong nhà.
(ảnh: inanaz.com.vn)

Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm được một số kiến thức cơ bản về Decal PP và có sự lựa chọn cho riêng mình trong nhu cầu in ấn. Hãy liên hệ ngay với Khai Chấn khi bạn cần in ấn tranh ảnh, poster, standee… bằng decal PP hoặc bất cứ nhu cầu in ấn nào khác nhé!

be-demi-la-gi-mot-so-phuong-phap-be-demi-pho-bien_1618478670

CÁN MÀNG – BẾ TEM LÀ GÌ? 

Với những người lần đầu tiên đi in ấn tờ rơi hay tem nhãn, những thuật ngữ như “cán màng” hay “bế tem” chắc chắn sẽ khiến họ gặp không ít bối rối. Thực chất đây là 2 kỹ thuật rất phổ biến mà ai cũng đã từng thấy ít nhất một lần trong đời nhưng không biết chính xác cách gọi tên.

Vậy “cán màng” và “bế tem” là gì? Hãy cùng Khai Chấn tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1/ Cán màng là gì? 

(ảnh: inminhdai.vn)

Cán màng là một kỹ thuật gia công bằng cách phủ một lớp mỏng nilon hoặc polyme lên các ấn phẩm in ấn bằng giấy. Lớp phủ này có nhiệm vụ bảo vệ sản phẩm khỏi sự tác động của nước, bụi bẩn…, tăng độ bền cho các ấn phẩm so với các sản phẩm không được cán màng mà vẫn giữ nguyên được độ sắc nét của các chi tiết. 

Trong in ấn, kỹ thuật cán màng có thể được thực hiện bằng nhiệt hoặc kết dính nhưng kỹ thuật sử dụng nhiệt luôn được áp dụng nhiều hơn vì cho ra thành phẩm bền đẹp và chắc chắn hơn. 

Độ dày của màng cán thường được đo bằng đơn vị “mils” – một mils bằng 0,001 inch. Độ dày của miếng màng phủ phụ thuộc vào chất liệu của ấn phẩm được phủ và độ cứng tuỳ theo mong muốn. 

Có 2 loại cán màng phổ biến trong in ấn là cán màng bóng và cán màng mờ. 

Cán màng bóng: Ấn phẩm được cán màng bóng sẽ có độ sáng bóng, láng mịn và khả năng bắt sáng tốt. Màng bóng giúp tăng tính thẩm mỹ cho ấn phẩm, đồng thời bảo vệ ấn phẩm không bị trầy xước hay thấm nước, ngay cả khi bị dính bụi bẩn cũng có thể dễ dàng lau sạch. 

Cán màng mờ: Ấn phẩm được cán màng mờ sẽ có một cảm giác mờ trên bề mặt, trông kém tươi tắn và không bắt mắt bằng kỹ thuật cán màng bóng. Tuy nhiên, đây được đánh giá là một thành phẩm mang tính sang trọng, thanh lịch nên được rất nhiều người lựa chọn.

2/ Bế tem là gì? 

(ảnh: printgo.vn)

Bế tem (còn gọi là bế demi) được hiểu đơn giản là giai đoạn tự động cắt rời từng item theo thiết kế khi in ấn tem nhãn, decal, logo, khi sử dụng chỉ cần bóc tem ra và dán lên sản phẩm. Nếu không có giai đoạn bế tem này, chúng ta sẽ tốn rất nhiều thời gian cho việc cắt rời từng tem nhãn. Nhờ bế tem, các ấn phẩm được tạo ra rất đồng đều và tiện lợi. 

Có 2 loại bế tem thường gặp là bế đứt và bế rời. 

Bế đứt: Bế đứt là cắt đứt rời từng con tem thành từng mẩu nhỏ riêng biệt. 

Bế rời: Thay vì cắt đứt từng con tem, bế rời chỉ cắt phần decal ở mặt trên (tức là phần dùng để dán lên sản phẩm), tất cả những miếng tem nhãn đều nằm chung trên một tấm decal lớn. 

Sau khi tìm hiểu về khái niệm cán màng và bế tem, hi vọng bạn đã lựa chọn được cho mình phương pháp phù hợp nhất với sản phẩm mà mình đang có. Nếu còn thắc mắc gì về hai kỹ thuật này, hãy liên hệ ngay với Khai Chấn để được tư vấn thêm và đặt in nhanh chóng nhé!

bang-ron-quang-cao-ngoai-troi_114151010

BANDROLL LÀ GÌ? VÌ SAO CẦN IN BANDROLL?

Để giúp thương hiệu của doanh nghiệp tồn tại trong tiềm thức của khách hàng trước sự cạnh tranh về thương hiệu ngày càng cao, bandroll được sử dụng rộng rãi như một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp nâng cao nhận diện thương hiệu của mình.

Vậy bandroll là gì? Cấu trúc cơ bản cần có của bandroll là gì? Hãy cùng Khai Chấn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

(ảnh: winrar.vn)

1/ Bandroll là gì? Chất liệu và kích thước của bandroll?

Bandroll là 1 dạng quảng cáo ngoài trời, chúng có tác dụng truyền tải thông điệp của một đơn vị đến với mọi người. Bandroll thường làm bằng chất liệu hiflex – một loại chất liệu nhựa PVC có màu trắng đục thường được dùng trong in ấn quảng cáo.
Chất liệu hiflex (nhựa PVC) có phủ thêm lớp màng giúp trang trí ngoài trời tốt. Vật liệu này được sử dụng khá phổ biến bởi giá thành khá rẻ nhưng mang độ bền cao. Ngoài ra bandroll cũng được in bằng một số vật liệu khác như: vải, plastic paper, decal,…

Bandroll thường có hai hình thức chính là dọc và ngang. Kích thường thường dùng đó là: Chiều rộng là từ 1m – 5m và chiều cao là từ 0.5 – 2m.

(ảnh: http://thuthuatphanmem.vn)

2/ Tầm quan trọng của Bandroll đối với doanh nghiệp

Bandroll giúp thu hút nhiều khách hàng: Với bandroll nổi bật, khách hàng sẽ bị thu hút và quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó, góp phần nâng cao doanh thu và nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp hơn. 

Thể hiện sự đẳng cấp và sự chuyên nghiệp: Nhờ vào bandroll mà khách hàng nhìn thấy được bộ mặt thương hiệu chỉn chu và sự đầu tư trong việc mang doanh nghiệp đến với khách hàng. Hơn thế nữa, đây cũng là cơ hội để tạo được cảm tình và ấn tượng tốt của khách hàng với sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp thông qua thông điệp và ý nghĩa trên bandroll. 

Có tính truyền tải thông điệp cao: Mỗi bandroll sẽ mang một thông điệp khác nhau, nếu thông điệp đó đủ ấn tượng và sâu sắc thì sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng sức hút trong mắt khách hàng của mình cũng như tạo cho họ ấn tượng khó quên. 

ICLV2-1

TÌM HIỂU VỀ BÌA ĐỰNG HỒ SƠ

Bìa hồ sơ là một loại văn phòng phẩm phổ biến, không chỉ có tác dụng chứa tài liệu mà còn là một cách để quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp. Hãy cùng Khai Chấn tìm hiểu ngay những thông tin cơ bản cần biết về bìa hồ sơ nếu như bạn đang có nhu cầu in ấn bìa hồ sơ cho doanh nghiệp của mình nhé!

1/ Vậy bìa hồ sơ là gì?

Là một ấn phẩm thuộc bộ nhận diện thương hiệu, được sử dụng để chứa các giấy tờ liên quan đến công việc. Bề mặt của bìa hồ sơ thường có thông tin về doanh nghiệp hoặc thông tin về những sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đó. 

(ảnh: inchatluongviet.vn)

2/ Kích thước của bìa hồ sơ

Bìa hồ sơ thường kích thước bìa rộng 25cm x cao 31.5cm, tai gấp bên trong cao 7cm x rộng 20cm. Kích thước của bìa hồ sơ phải lớn hơn khổ giấy A4 đểể đảm bảo chứa đựng tài liệu một cách tốt nhất, không làm nhàu nát hay gấp góc của các loại giấy tờ. 

3/ Chất liệu

Bìa hồ sơ thường được làm bằng chất liệu cứng và dày dặn để có thể bảo quản tài liệu bên trong. Những loại giấy phổ biến nhất để in bìa hồ sơ là Couche, Bristol và Fort. 

Giấy Couche là loại giấy phổ biến nhất với về mặt bóng mịn, dễ dàng cắt theo kích thước yêu cầu. Giấy Bristol cũng có độ bóng mịn, được lựa chọn nhiều vì màu sắc, hình ảnh khi in lên rất nổi bật. Giấy Fort cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì giá thành rẻ và cho ra sản phẩm bìa hồ sơ chắc chắn, bền đẹp. 

4/ Công nghệ in phù hợp

Để sản xuất là bìa hồ sơ, người ta thường dùng hai công nghệ in ấn là in offset và in phun kỹ thuật số. Với kỹ thuật in offset, doanh nghiệp có thể đặt in với số lượng lớn, mực in bám chặt lên bề mặt giấy, màu in chuẩn xác, sắc nét nhất trong các dạng in ấn. Phương pháp in phun kỹ thuật số lại thích hợp với những ai cần in lấy gấp, cho ra chất lượng mực in cũng sắc nét và nổi bật. 

5/ Các loại bìa đựng hồ sơ

Bìa hồ sơ cơ bản: Là loại bìa kẹp phổ biến nhất có thể đựng vừa khổ giấy A4, bên trong bìa có một tai gấp để giữ tài liệu không bị rớt ra ngoài. 

Bìa hồ sơ cơ bản (ảnh: inangiahuy.com)

Bìa hồ sơ 2 tai gấp: Đây là loại bìa đựng được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp cần chứa nhiều tài liệu trong các cuộc họp. 

Bìa hồ sơ 2 tai gấp (ảnh: thietkegiahuy.com)

Bìa hồ sơ gập 3: Với loại bìa đựng này, bạn có thể chứa được rất nhiều tài liệu, kể cả là catalogue để gửi đến khách hàng. Tuy nhiên, chi phí tạo ra loại bìa hồ sơ gập 3 là tương đối cao. 

Bìa hồ sơ gập 3 (ảnh: thietkekhainguyen.com)

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn hình dung ra được những loại bìa hồ sơ phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Hãy liên hệ ngay với Khai Chấn ngay khi có nhu cầu in ấn bìa hồ sơ chất lượng cao – nhanh gọn – giá thành rẻ nhé!

in-hop-giay-so-luong-it-D1

PHÂN LOẠI NHỮNG MẪU HỘP GIẤY PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG

Cuộc “Cách mạng xanh” ngày càng trở nên phổ biến, chất liệu giấy dần dần đã thay thế cho chất liệu nhựa khó phân huỷ. Từ chất liệu giấy, những chiếc hộp với thiết kế vô cùng thời trang cũng bắt đầu ra đời, thu hút được sự quan tâm và hưởng ứng của đông đảo người tiêu dùng. Những chiếc hộp giấy cũng được phân loại thành nhiều kiểu dáng để phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng của con người. 

Hãy cùng Khai Chấn điểm qua những mẫu hộp giấy phổ biến trên thị trường hiện nay nhé!

1/ Hộp giấy thời trang

(ảnh: invietlong.com)

Hộp giấy này có thiết kế rất độc đáo và đẹp mắt, dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng. Hộp giấy thời trang được các công ty chuyên về thời trang, quần áo, mỹ phẩm mỹ phẩm rất ưa chuộng..

Đặc điểm của loại hộp giấy thời trang này bao gồm: thiết kế đẹp, màu sắc tươi sáng và nhiều kiểu in ấn đa dạng như: logo, hình ảnh thương hiệu, slogan công ty, hay các chương trình khuyến mãi… Các mẫu in có thể được in trên mặt ngoài hoặc trên cả hai mặt của hộp để nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.

2/ Hộp giấy quà tặng 

(ảnh: inbaongoc.com)

Hộp giấy quà tặng thường được làm bằng chất liệu giấy carton để đảm bảo độ chắc chắn cho từng sản phẩm. Hộp giấy loại này thường có thiết kế đẹp mắt với nhiều màu sắc sang trọng hoặc tươi sáng, đa dạng kiểu dáng, hoa văn trẻ trung, phong cách mới lạ nhằm tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ cho người nhận quà. 

3/ Hộp giấy đựng đồ ăn 

(ảnh: intphcm.com)

Hộp thực phẩm bắt đầu phát triển nhanh trong nhiều năm gần đây do nhu cầu sử dụng khổng lồ và sự tiện lợi mà chúng mang lại. Các loại hộp giấy đựng thực phẩm thông thường sẽ được làm bằng chất liệu giấy Couches, Ivory, Duplex, carton sóng với kích thước khác nhau với chất lượng cao.
Với thiết kế thường là những màu sắc vô cùng rực rỡ, kèm theo logo nhận diện thương hiệu… ngoài việc được sử dụng để đựng và đem đồ ăn đi, hộp thực phẩm còn là một phương thức Marketing cho thương hiệu vô cùng hiệu quả. 

4/ Hộp giấy đặc trưng cho công ty, doanh nghiệp

(ảnh: intphcm.com)

Hộp giấy đặc trưng cho từng công ty, doanh nghiệp là những mẫu in hộp giấy có thiết kế riêng, mang những nét đặc trưng của đơn vị đó, với công dụng chính là để quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp.
Các mẫu hộp giấy này thường có những đặc điểm, tiêu chí như sau:

  • Các chi tiết in ấn trên vỏ hộp mang dấu ấn đặc trưng của thương hiệu: logo, hình ảnh, slogan…
  • Mẫu in hộp giấy thể hiện được một phần phong cách làm việc của công ty, doanh nghiệp, mang tính xây dựng hình ảnh và tạo ấn tượng tốt ban đầu với khách hàng.
  • Màu sắc, kích cỡ, kết cấu mẫu hộp giấy phù hợp với chủng loại sản phẩm của công ty, doanh nghiệp. 

Nhu cầu sử dụng hộp giấy ngày càng tăng, mẫu mã và thiết kế hộp giấy cũng ngày một đa dạng, chắc chắn trong tương lai sẽ có thêm nhiều mẫu hộp giấy ấn tượng khác xuất hiện trên thị trường để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng. Chính vì thế, các công ty in ấn cũng cũng phải cải tiến và liên tục cập nhật những xu hướng hộp giấy trên thị trường để có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng và tiện lợi nhất cho mọi người. 

Catalog-Brochure-Mockup-2

CATALOGUE LÀ GÌ? NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ CATALOGUE 

Catalogue là giải pháp Marketing rất phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng ngày nay. Catalogue đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc mang thông tin sản phẩm chi tiết của doanh nghiệp đến với khách hàng, nhằm thúc đẩy hiệu suất kinh doanh và đẩy mạnh mức độ nhận biết thương hiệu. Hãy cùng Khai Chấn tìm hiểu về Catalogue trong bài viết hôm nay nhé!

1/ Catalogue là gì? 

Catalogue là một dạng ấn phẩm quảng cáo chứa các nội dung, hình ảnh chi tiết giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty, doanh nghiệp nào đó. Catalogue thường thiết kế với số trang chẵn như 8, 12, 16, 20, 24… trang và thường được in bằng công nghệ in Offset với số lượng hàng nghìn bản để giảm giá thành in và có thể quảng bá rộng rãi sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Kích thước phổ biến của catalog thường là khổ A4 và được in trên giấy Couches. Sau khi in, catalog thường được gia công bằng cách cán bóng, cán mờ, phun UV, bế khuôn, bế nổi, ép nhũ… Cũng giống như một cuốn tạp chí có một diện mạo ấn tượng, một catalogue cũng cần được thiết kế bắt mắt để thu hút khán giả ở mọi nơi nó xuất hiện.

(ảnh: innhanhttn.com.vn)

2/ Cấu tạo cơ bản của Catalogue

Catalogue là sự kết hợp của rất nhiều thành phần khác nhau như ảnh bìa, bảng nội dung, ngoài ra còn các thành phần khác phụ thuộc vào yêu cầu dự án. Dưới đây là những thành phần cơ bản của một catalogue: 

  • Ảnh bìa trước
  • Trang giới thiệu: Mô tả, quảng cáo
  • Bảng nội dung: phần, đề mục, số trang, các danh mục chính
  • Các trang: Thông tin, ảnh sản phẩm, dịch vụ
  • Trang cuối: Mô tả, quảng cáo, ghi chú
  • Ảnh bìa sau
(ảnh: innhanhbmt.com)

3/ Địa chỉ in Catalogue uy tín – giá rẻ tại TP. HCM

Khai Chấn là một trong những địa chỉ in ấn uy tín hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh, với những thiết bị và công nghệ in ấn hiện đại cùng đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm…, chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng những sản phẩm in ấn chất lượng nhất trên thị trường với mức giá đặc biệt cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tìm một địa chỉ in Catalogue và các ấn phẩm khác như tem nhãn, danh thiếp, tờ rơi, bao thư… với tiêu chí nhanh – đẹp – giá rẻ thì Khai Chấn chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời có thể đáp ứng hết tất cả mong muốn của bạn.