MỘT SỐ HIỆU ỨNG THƯỜNG DÙNG TRONG IN ẤN 

Lựa chọn hiệu ứng phù hợp trong in ấn cũng là một trong những vấn đề cần cân nhắc kỹ càng, bởi tùy theo chất liệu và sản phẩm bạn mong muốn mà sẽ có những hiệu ứng in ấn khác nhau. Để giúp bạn đưa ra lựa chọn dễ dàng hơn, hãy cùng Khai Chấn khám phá một số hiệu ứng thường dùng trong in ấn qua bài viết hôm nay nhé!

1/ Cán màng

(ảnh: anca.vn)

Đây là hiệu ứng in ấn thường dùng với những sản phẩm được in bằng kỹ thuật in offset trên chất liệu giấy couche. Sản phẩm in sau khi được in offset xong thì lớp giấy sẽ được cán qua 1 lớp màng mỏng. Cán màng có 2 loại chính là cán màng bóng và cán màng mờ. Khi được cán màng bóng sản phẩm in sẽ có hiệu ứng bóng láng rất bắt mắt, hình ảnh phía trên sản phẩm sinh động và thu hút hơn. Còn khi được cán màng mờ, sản phẩm sẽ có bề mặt hơi đục, tạo thành hiệu ứng sang trọng cho sản phẩm. Tuỳ vào một số trường hợp mà nhà sản xuất có thể áp dụng thêm phương pháp cán gân để tạo bề mặt gân sần nổi giống giấy mỹ thuật.

Ưu điểm của hiệu ứng này là giá thành rẻ và cho ra một chất lượng in sắc nét, tuy nhiên vì nó quá phổ biến nên trở nên bình thường và nhàm chán. Thông thường, để bảo vệ chất lượng in, sau khi in ấn, lớp giấy này được cán qua 1 lớp màng, có thể là màng mờ, bóng hoặc cán gân để tạo bề mặt chất liệu. Kỹ thuật cán gân làm cho bề mặt giấy couche không còn trơn mà có nổi gân như giấy mỹ thuật. Dĩ nhiên hiệu quả chỉ dừng ở mức độ mô phỏng chứ không đẹp như dùng chất liệu giấy mỹ thuật được.

2/ Ép kim

(ảnh: inbaoduc.vn)

Là kỹ thuật ép một lớp kim loại lên bề mặt sản phẩm tạo hiệu ứng ánh kim đẹp mắt, sang trọng. Bạn có thể lựa chọn các màu ép kim tùy ý muốn như màu đỏ, màu vàng, màu trắng… phần được ép thường là logo hoặc những nội dung mà nhà sản xuất muốn nhấn mạnh trên sản phẩm.

3/ Dập chìm- Dập nổi

(ảnh: thietkegiahuy.com)

Đây là kỹ thuật rất thích hợp với các loại giấy mỹ thuật có bề mặt xốp, sử dụng khuôn đúc và máy dập để dập các hoa văn chìm hay nổi trên giấy. Kỹ thuật này thậm chí có thể không cần in vẫn có thể tạo hình nội dung trên bề mặt giấy. Tuy nhiên thông thường kỹ thuật này sẽ kết hợp các kỹ thuật khác để tạo ra những sản phẩm in hoàn hảo.

4/ Phủ UV

(ảnh: printgo.vn)

Phủ UV là phủ lên bề mặt ấn phẩm một lớp màng mực UV. Có 2 kiểu phủ UV là cán UV toàn phần (phủ lên toàn bộ bề mặt tờ giấy) và cán UV từng phần (chỉ phủ lên những chi tiết, hình ảnh đòi hỏi có hiệu ứng mà thôi). Phần được phủ UV sẽ trong suốt nhưng lại bóng bẩy, khiến nó trở nên nổi bật dưới ánh sáng.

5/ Cấn bế

(ảnh: intruongphu.com)

Đây là hiệu ứng sử dụng với những sản phẩm dạng hộp, với những sản phẩm khác nhau nhà sản xuất sẽ làm một khuôn cấn bế riêng. Hiệu ứng này dùng khuôn để tạo bế hình thức sản phẩm theo ý muốn. Sau khi sản phẩm đã hoàn thiện tất cả các công đoạn in sẽ được xử lý qua máy bế để tạo hình cuối cùng cho sản phẩm.

Bài viết liên quan