Công nghệ in ấn ngày càng phát triển để phục vụ cho nhu cầu in ấn đa dạng hiện nay. Để có thể lựa chọn chính xác công nghệ in ấn phù hợp với sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần nắm rõ các đặc điểm của công nghệ in ấn nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian. Hãy cùng Khai Chấn khám phá ngay các công nghệ in ấn phổ biến nhất hiện nay nhé!
1/ Công nghệ in Offset

Công nghệ in offset là kỹ thuật in sử dụng lực để ép các hình ảnh dính mực in lên các tấm cao su non (tấm offset), sau đó, ép từ miếng cao su đó lên giấy. Công nghệ này thích hợp với những chất liệu như giấy, bìa, carton, nhựa… Ưu điểm của công nghệ in offset là đem đến chất lượng hình ảnh, màu sắc rõ ràng, chính xác và sắc nét nhất. Đặc biệt là hạn chế được việc dính nước lên giấy theo mực in.
2/ Công nghệ in Flexo
Công nghệ in Flexo là kỹ thuật in nổi với cấu tạo là lớp cao su hoặc lớp nhựa polyme. Đặc điểm của kỹ thuật in này là các bản in sẽ được tạo ra từ những phương pháp kỹ thuật số và analog. Các phần tử in như hình ảnh, chữ viết… trên khuôn in sẽ nằm cao hơn các phần tử không in. Hình ảnh trên khuôn in ngược chiều và được cấp mực bằng trục anilox, cuối cùng sẽ được truyền mực trực tiếp lên vật liệu in qua quá trình ép in. Công nghệ in flexo thường được sử dụng để in bao bì, nhãn mác, tem, đặc biệt là các sản phẩm in dạng cuộn.
3/ Công nghệ in ống đồng
Công nghệ in ống đồng hay còn được gọi là công nghệ kỹ thuật in lõm. Với động cơ gồm một trục đồng được khắc các phần tử in lõm xuống bề mặt và các phần tử không in sẽ nổi lên. Trục đồng này có tác dụng ép trực tiếp lên bề mặt cần in để tạo ra hình ảnh. Bộ phận cấp mực của trục đồng là những giọt mực nằm trong các lỗ lõm và có một gạt mực nhằm mục đích làm sạch mực thừa.
Công nghệ này không phải là kỹ thuật in phổ biến trong in ấn hiện nay, bởi công nghệ in này chỉ thích hợp để in bao bì, in trên một số vật liệu có màng mỏng như polyester, OPP, nylon và Pe với nhiều độ dày khác nhau. Ưu điểm của in ống đồng là in số lượng lớn, có chi phí thấp và đảm bảo chất lượng hình ảnh sau in tốt nhất. Tuy nhiên, công nghệ in này cũng tồn tại nhược điểm lớn là in chi phí ban đầu (chi phí tạo bản in) rất cao, thời gian tạo bản đồng mất nhiều thời gian.
4/ Công nghệ in kỹ thuật số

Công nghệ in kỹ thuật số là một trong những công nghệ in hiện đại nhất hiện nay, nó là sự kết hợp của công nghệ kỹ thuật số của máy tính vào in ấn. Nguyên lý hoạt động của công nghệ in này là hình ảnh từ file thiết kế sẽ được máy tính tự động phân tích, pha mực và sau đó, máy in sẽ dựa vào đó để phun mực trực tiếp lên bề mặt cần in.
Ứng dụng của công nghệ in kỹ thuật số đa phần được sử dụng để in ấn văn phòng, in card visit, in phong bì, tiêu đề thư, in ảnh và đặc biệt là thích hợp để in dữ liệu biến đổi. Ưu điểm của của công nghệ này là thích hợp để in ấn tại nhà, văn phòng và chi phí rẻ khi in số lượng ít. Song song đó, công nghệ in này cũng có những nhược điểm là tốc độ in chậm, không thích hợp in số lượng lớn và hình ảnh in không sắc nét bằng in offset.
5/ Công nghệ in lụa (in lưới)
Đây là công nghệ in thường được ứng dụng để in lịch phôi sẵn, in cốc, in bóng bay,… Công nghệ in lụa hay còn gọi là in lưới có nguyên lý hoạt động với phần mực được thấm qua lưới in sau đó dính trên bề mặt in. Những dạng in lưới phổ biến là: in lưới trên bàn thủ công, in lưới bằng máy cơ khí, in lưới bằng máy in tự động.
Quá trình in lụa gồm các bước như sau: làm khuôn in, chế tạo bản in, dao gạt, pha chế tạo màu, hồ in và cuối cùng là in. Ưu điểm của in lụa và có thể in trên mọi vật liệu và nhược điểm là in lụa mất nhiều thời gian, sau khi in cần phải phơi, là, sấy khô mực.
6/ Công nghệ in Typo
Là một trong những kỹ thuật in lâu đời nhất, in Typo sẽ sử dụng từng con chữ riêng biệt đúc bằng hợp kim, sau đó kết nối với nhau để tạo thành từng chữ hay từng dòng chữ. Với độ phức tạp như vậy, kỹ thuật in ấn này gần như đã bị loại bỏ hiện nay.
7/ Công nghệ in Laser
In laser là kỹ thuật in dựa trên nguyên lý tĩnh điện gián tiếp. Quá trình in được thực hiện bằng việc quét trực tiếp các chùm tia laser, sau đó hướng chúng sang thụ quan ánh sáng của máy in.
Công nghệ in Laser là kỹ thuật in thông dụng với tốc độ in cực nhanh do cấu hình linh hoạt và cấu tạo máy in thông minh. Đây cũng chính là ưu điểm của máy in laser, đồng thời máy in laser còn có ưu điểm như tạo ra văn bản màu đen hoàn hảo, có khả năng xử lý tốt các lệnh in có khối lượng lớn. Bên cạnh đó, in laser cũng có một số nhược điểm như chất lượng in kém hơn so với in offset, thích hợp in số lượng ít vì in số lượng lớn có chi phí cao.
Hy vọng bài viết hôm nay của Khai Chấn đã có thể giúp các bạn biết thêm đôi nét sơ lược về các công nghệ in ấn ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu in ấn tranh ảnh, poster, standee… hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận được tư vấn và giá cả phù hợp nhé!!