Màu sắc đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực thiết kế và in ấn. Việc kết hợp màu sắc và lựa chọn hệ màu in ấn phù hợp sẽ giúp sản phẩm trở nên bắt mắt và có chất lượng cao hơn. Vậy trong in ấn hiện nay có những hệ màu nào được ưa chuộng và đặc điểm của từng hệ màu đó là gì? Hãy cùng Khai Chấn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1/ Hệ màu CMYK

Hệ màu CMYK là một mô hình màu trừ. Nguyên lý hoạt động của CMYK là hấp thụ ánh sáng, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ nguồn khác chiếu vào. Thay vì thêm độ sáng để có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau, CMYK sẽ loại trừ ánh sáng từ ánh sáng gốc (màu trắng) để tạo ra nhiều màu khác.
Hệ màu CMYK gồm có:
C: Cyan – Màu xanh
M: Magenta – Màu hồng
Y: Yellow – Màu vàng
K: Keyline – Màu đen
Hệ màu in ấn CMYK còn được gọi với cái tên “four-color process” (quy trình bốn màu) vì nó sử dụng 4 màu trên để tạo ra sự đa dạng về màu sắc. Mỗi một màu cụ thể sẽ được tạo ra bằng cách pha trộn 3 màu xanh – hồng – vàng. Màu đen được gọi là “key” vì nó là lớp phủ màu cuối cùng, quyết định cho sự đậm nhạt của bản in và ảnh hưởng lớn đến độ tương phản.
Hệ màu CMYK được sử dụng cho tất cả sản phẩm thiết kế in ấn vì nó hiển thị màu sắc trên chất liệu in chính xác hơn các hệ màu khác. Người ta thường sử dụng CMYK khi cần in ấn tài liệu quảng cáo, bao bì sản phẩm, name card, bảng hiệu… Định dạng tệp tốt nhất cho CMYK là PDF, AI, EPS.
2/ Hệ màu RGB

Trái ngược với CMYK, hệ màu RGB là một mô hình màu cộng, đại diện cho các màu sắc hiển thị trên màn hình TV, máy tính, điện thoại…, mỗi màu sắc được tạo ra nhờ sự phản chiếu ánh sáng trên màn hình của những thiết bị này.
Hệ màu RGB gồm:
R: Red – Màu đỏ
G: Green – Màu xanh lá
B: Blue – Màu xanh dương
Nguyên lý làm việc cơ bản của hệ màu RGB là phát sáng, hay còn gọi là mô hình phát sáng bổ sung, nhiều màu sắc khác nhau sẽ được tạo ra từ 3 màu đỏ – xanh lá – xanh dương và chúng sẽ sáng hơn màu gốc.
Đối với hệ màu CMYK, bạn bắt đầu mọi thứ từ một tờ giấy trắng và thêm vào đó nhiều các màu sắc khác, còn RGB thì ngược lại. Ví dụ màn hình TV ở trạng thái tắt sẽ có màu đen, khi được bật lên, màn hình sẽ có nhiều màu sắc như đỏ, xanh, cộng thêm hiệu ứng tích luỹ màu trắng để phát ra ánh sáng và hình ảnh.
Hệ màu RGB là sự lựa chọn thích hợp cho Digital Design – Thiết kế kỹ thuật số, các sản phẩm đồ hoạ cần hiển thị trên máy tính, điện thoại, máy ảnh… Định dạng tệp tốt nhất cho RGB là JPEG, PSD, PNG, GIF.