Ngành công nghiệp in ấn đã được bắt nguồn từ rất lâu, nhờ vào sự phát triển của ngành này mà hiện nay nhiều thông tin đã được lưu giữ lại và cho ra đời rất nhiều ấn phẩm truyền thông, giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng của mình dễ dàng hơn bao giờ hết.
Có thể nói, ngành in ấn hiện nay đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc ngành in ấn được hình thành và phát triển ở nước ta như thế nào chưa? Hôm nay, hãy cùng Khai Chấn tìm hiểu về lịch sử ngành in ấn ở Việt Nam nhé!
Từ năm 175 sau Công Nguyên, tại thời Hán, Trung Quốc, con người đã bắt đầu biết tới ngành in. Thời ấy, kỹ thuật in ấn còn khá thô sơ, các vật liệu, phương tiện chỉ là những bản khắc gỗ đơn giản.
Ngành in bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào thời Hậu Lê nhờ vào công lao của sứ giả Thám hoa Lương Như Hộc. Sau hai lần ghé thăm Trung Quốc kết giao tình bằng hữu vào năm 1443 và 1459, ông đã phát hiện ra ngành nghề độc đáo này có thể lưu trữ được thông tin lâu dài. Chính vì vậy, ông đã lập tức học hỏi về nghề in mộc bản và đem về nước truyền lại cho chính dân làng của mình tại Liễu Tràng, Hồng Lục (nay là Gia Lộc, Hải Dương). Nhờ công lao đó, Lương Nhữ Hộc được người đời mệnh danh là ông tổ của ngành in ấn tại Việt Nam.
Nhờ vào sự hướng dẫn của Thám hoa Lương Nhữ Hộc, người dân làng tại Liễu Tràng, Hồng Lục đã không ngừng học hỏi và đưa ngành in ấn tại nước ta phát triển hơn từng ngày. Làng Liễu Tràng từ đó nổi danh là làng in lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ, có công in ấn rất nhiều loại sách quan trọng của quốc gia, trong đó có bộ “Đại Việt Sử ký toàn thư”.
Dần dần, ngành in ấn ngày càng được mở rộng khắp cả nước, hỗ trợ đắc lực cho con người trong các giai đoạn kháng chiến và phục vụ công cuộc đổi mới ở mọi lĩnh vực trong thời bình, đặc biệt là về giáo dục.
Ngày nay, ngành in ấn tại nước ta phát triển thêm nhiều bước tiến mới. Với những công nghệ in ấn hiện đại cùng trang thiết bị tiên tiến, ngành in ấn ngày nay không chỉ tập trung vào in sách, lưu trữ thông tin, mà nó còn phát triển rộng hơn trong in ấn công nghiệp như in hộp giấy cao cấp, túi giấy, brochure,… với mục đích marketing, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đa dạng của người dùng.